Khởi nghiệp có cần xây dựng văn hoá ngay từ đầu?

Khởi nghiệp có cần xây dựng văn hoá ngay từ đầu?
Photo by Vitaliy Lyubezhanin / Unsplash

Nói đến văn hóa doanh nghiệp, nhiều người lập tức cho rằng chỉ doanh nghiệp lớn mới cần đến văn hóa. Áp lực sinh tồn của công ty khởi nghiệp quá lớn, điều quan tâm duy nhất hàng ngày là sinh tồn: tiêu thụ, cạnh tranh, hoặc tiết kiệm tiền, tăng ca, sa thải người... còn đâu thời gian để bàn đến những thứ xa xỉ như văn hóa doanh nghiệp chứ? Đợi sau khi công ty thoát khỏi khó khăn hoặc thành công rồi hãy nghĩ đến văn hóa doanh nghiệp? Vậy câu trả lời là gì?

Văn hoá doanh nghiệp cần phải tạo lập sớm nhất có thể

Văn hóa doanh nghiệp tức giá trị quan cốt lõi, phương pháp luận và nguyên tắc chiến thuật của doanh nghiệp. Giá trị quan cốt lõi chỉ đạo viễn cảnh chúng ta mong muốn cũng như nguyên tắc chuẩn làm việc cao nhất; phương pháp luận là cách chúng ta tư duy và giải quyết vấn đề; nguyên tắc chiến thuật là chúng ta nên làm gì và không nên làm gì được tổng kết ra từ quá trình kinh doanh thực tế.

Không có văn hóa doanh nghiệp hay thì không có doanh nghiệp tốt

Doanh nghiệp kiệt xuất và thành công đều nhờ có văn hóa doanh nghiệp tốt, và có đủ phương thức để tuyên truyền, làm mạnh những quan niệm giá trị này. Văn hóa doanh nghiệp bao gồm giá trị quan cốt lõi, phương pháp luận và nguyên tắc chiến thuật của doanh nghiệp, là nguyên tắc mà mọi thành viên trong doanh nghiệp phải tuân theo khi tư duy và giải quyết vấn đề ngoài những quy định chế độ và quy trình.

💡
Văn hóa doanh nghiệp là thực lực mềm của doanh nghiệp, là suối nguồn sức chiến đấu của đội ngũ. Văn hóa hay sẽ khiến mọi người khắp nơi hướng về phía bạn, lắng nghe bạn; về mặt đối nội văn hóa hay là thứ sức mạnh hội tụ tốt nhất, nó khiến mọi người trong doanh nghiệp hết lòng vì sự nghiệp chung.

Một doanh nghiệp không có văn hóa thì không thể đi xa, mà nếu có văn hóa nhưng không tốt cũng không đi xa được. Văn hóa doanh nghiệp có 3 đặc tính:

(1) Văn hóa doanh nghiệp là thứ phục vụ cho viễn cảnh mong muốn.

(2) Văn hóa doanh nghiệp là thành phần cấu thành quan trọng của thương hiệu.

(3) Văn hóa doanh nghiệp cũng phải tiến cùng thời đại.

Trong cạnh tranh thị trường khốc liệt, chẳng có doanh nghiệp nào là vĩnh hằng bất biến, cũng chẳng có văn hóa doanh nghiệp nào là trường tồn vĩnh cửu. Văn hóa doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo và cách tân theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như theo sự thay đổi của môi trường bên ngoài, cần phải thay đổi theo thời cuộc, theo xu thế, thay đổi cùng thời cuộc, lấy thay đổi để kiểm soát thay đổi, thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng phát triển lớn mạnh trong môi trường luôn biến đổi.

Văn hóa doanh nghiệp chia làm 3 cấp:

Cấp thứ 1: Giá trị quan cốt lõi là niềm tin mấu chốt mà mọi doanh nghiệp tin theo, gốc rễ của văn hóa doanh nghiệp. Đây là tiêu chuẩn đúng sai cao nhất của doanh nghiệp, quyết định cái gì đúng cái gì sai, cái gì có thể làm cái gì tuyệt đối không được làm. Có nhiều chỗ quản lý theo chế độ sẽ không thể đạt đến, mà cần phải dựa vào giá trị quan.

Cấp thứ 2: Phương pháp luận, là phương pháp chúng ta tư duy và giải quyết vấn đề chủ đạo của giá trị quan cốt lõi.

Cấp thứ 3: Nguyên tắc chiến thuật, một số biên giới và khuôn khổ mà chúng ta tổng kết. Về tổng thể, hình thành nên một phong cách và khí chất của thành viên doanh nghiệp. Giá trị quan cốt lõi là suối nguồn phấn đấu của đội ngũ, phương pháp luận và nguyên tắc chiến thuật trực tiếp nâng cao sức chiến đấu.

Sinh tồn quan trọng hay văn hóa quan trọng?

Nói đến văn hóa doanh nghiệp, nhiều người lập tức cho rằng chỉ doanh nghiệp lớn mới cần đến văn hóa. Áp lực sinh tồn của công ty khởi nghiệp quá lớn, điều quan tâm duy nhất hàng ngày là sinh tồn, tiêu thụ, cạnh tranh, hoặc tiết kiệm tiền, tăng ca, sa thải người... còn đâu thời gian để bàn đến những thứ xa xỉ như văn hóa doanh nghiệp chứ? Đợi sau khi công ty thoát khỏi khó khăn hoặc thành công rồi hãy nghĩ đến văn hóa doanh nghiệp.

Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược: Càng là công ty nhỏ, công ty khởi nghiệp càng cần văn hóa doanh nghiệp, càng có áp lực sinh tồn, càng phải làm mạnh mẽ hóa văn hóa, tiến đến nâng cao sức chiến đấu, giải quyết tốt hơn vấn đề sinh tồn của chúng ta.

💡
Trong nhiều tình huống, khó khăn của bạn là vì viễn cảnh mà bạn hướng đến cũng như sứ mệnh mà bạn chọn lựa có vấn đề, văn hóa của bạn có vấn đề.

Văn hóa doanh nghiệp phải do nhà sáng lập đề xuất ngay từ ngày đầu khai sinh doanh nghiệp, trong quá trình doanh nghiệp phát triển phải tổng kết liên tục, lắng đọng, hoàn thiện, đây là một phần việc khi sáng lập doanh nghiệp.

Bạn đang dẫn dắt cả nhóm ngưới đi đến một nơi xa, nơi xa ấy ở đâu? Sứ mệnh của chúng ta là gì? Giá trị quan của mọi người là gì? Chúng ta phải tư duy và giải quyết vấn đề như thế nào? Với tư cách là nhà sáng lập bạn cần trả lời những câu hỏi này, nếu không có câu trả lời rõ ràng, thì việc bạn dẫn dắt mọi người theo bạn khởi nghiệp là việc làm rất thiếu trách nhiệm.

💡
Văn hóa là cỗ máy tăng thêm bội số sức chiến đấu của doanh nghiệp. Không có văn hóa sẽ không có sức chiến đấu, cũng không thể giữ được nhân tài.

Giá trị quan cốt lõi tạo nên sức hút của doanh nghiệp. Giá trị quan cốt lõi là tín điều của doanh nghiệp mà trong quá trình kinh doanh phải luôn kiên trì, nỗ lực khiến tập thể công nhân viên đều tin theo, một hệ thống quy chuẩn để giải quyết mâu thuẫn trong ngoài doanh nghiệp trong quá trình phát triển, là chủ trương cho thấy doanh nghiệp sinh tồn như thế nào.

Phương pháp luận nâng cao năng lực làm việc của chúng ta. Phương pháp luận là cách thức chúng ta tư duy và giải quyết vấn đề. Chúng ta yêu cầu mỗi thành viên tuân thủ nghiêm túc phương pháp luận để tư duy và giải quyết vấn đề, nắm chắc phương pháp luận bạn có thể nâng cao khả năng làm việc. Việc nhấn mạnh phương pháp luận, có thể ngăn ngừa hiệu quả tính tùy tiện, tùy ý trong quá trình làm việc, bảo đảm cho chúng ta tư duy và giải quyết vấn đề trên một tiêu chuẩn cơ bản, tuy không thể bảo đảm có thể làm đến tốt nhất, nhưng có thể bảo đảm hợp quy cách.

Trong doanh nghiệp luôn có người thông minh, những người thông minh là vấn đề lớn nhất, vì họ luôn cho rằng họ đúng, luôn tự ý tìm hiểu và tưởng tượng những việc họ phải làm cũng như cách thức làm việc. Đương nhiên chúng ta có quyền phát huy năng lực của mình, nhưng với tổ chức, hậu quả của việc phát huy trí tuệ không theo chuẩn mực rất có thể sẽ phải trả giá đắt.

Cho nên, vấn đề đầu tiên cần nhấn mạnh trong công ty là phương pháp luận, đồng thời cần những quy định cứng. Phàm là vấn đề mà phương pháp luận liên quan đều phải nghiêm túc chiếu theo phương pháp luận mà chấp hành.

Ví dụ về một phương pháp luận của một công ty nổi tiếng đó là: đầu tiên hỏi mục đích, tái suy luận vấn đề, đích thân làm mẫu, kịp thời lật lại vấn đề.

Đầu tiên hỏi mục đích: Trước khi làm việc gì đều phải hỏi mục đích, dùng mục đích đó để xác định có nên làm hay không. Có hai bước để “hỏi mục đích trước tiên” gồm: việc này chúng ta muốn kết quả gì? Nếu đạt được kết quả ấy, có ảnh hưởng gì đến sự thắng thua trên chiến trường chính của chúng ta hay không? Nếu không liên quan đến chiến trường chính, theo nguyên tắc thì không nên làm.

Tái suy luận vấn đề: Trước khi xác định mục tiêu phải suy luận lại, để xác định mục tiêu này có khả thi hay không. Phàm là mục tiêu không thể suy luận ra trên sa bàn thì trong tác chiến chắc chắn không thể đạt được, phải phòng ngừa cấp trên đánh phủ đầu, phòng ngừa cấp dưới phóng vệ tinh. “Tái suy luận vấn đề” có 5 bước:
(1) Biểu đồ hiệu quả: cấp trên và cấp dưới cùng xác nhận cần đạt kết quả gì, phải rõ ràng và cụ thể.
(2) Giải phẫu trục ngang: Chia làm mấy bộ phận? Mỗi bộ phận tình trạng như thế nào?
(3) Phân chia trục dọc: Chia làm mấy giai đoạn kiến thiết?
(4) Mốc lộ trình: Thời gian nào đạt được thành quả trong giai đoạn nào?
(5) Phân phối tài nguyên: kiểm tra các nguồn tài nguyên mà quy hoạch cần liệu có đạt được hay không.

Đích thân làm mẫu: Trước khi mở rộng cần làm mẫu, để bảo đảm tính khả thi cũng như khả năng nhân rộng của phương án. Mọi sự mở rộng đều phải là quá trình nhân rộng bản mẫu, phương án mà thí điểm không thành công nếu đưa vào mở rộng đại trà thì đó là mối họa cực lớn.

Kịp thời lật lại vấn đề: Mục đích của lật lại vấn đề là tổng kết bài học kinh nghiệm, tổng kết quy luật, để nâng cao trình độ của bản thân. Kịp thời lật lại vấn đề là cách thức cốt lõi của hiệu chỉnh chiến lược cũng như nâng cao trình độ thực thi dự án, lật lại vấn đề sau khi hoàn thành nhiệm vụ là phương pháp học tập chủ yếu của đội ngũ. 4 bước của kịp thời “lật lại vấn đề” là:
(1) Kết quả mục tiêu: so sánh kết qủa thực tế với kết qủa  mục tiêu.
(2) Tái hiện tình huống: nhìn lại quá trình, đem quá trình chia thành mấy giai đoạn và tìm hiểu sâu hơn quá trình.
(3) Phân tích được mất: phân tích được mất của mỗi giai đoạn, đối với sự việc cũng như đối với con người.
(4) Tổng kết quy luật: tổng kết ra những thứ mang tính quy luật hoặc phương pháp thao tác của những hạng mục cùng loại, đưa vào hệ thống nguyên tắc chiến thuật hoặc hệ thống tri thức của chúng ta, để nâng cao trình độ chiến thuật của đội ngũ.

Nguyên tắc chiến thuật cũng là kỷ luật chiến thuật, không có kỷ luật chiến thuật, đánh trận dựa vào vận may, dù có thắng cũng chỉ là ngẫu nhiên, còn thua là tất yếu, hơn nữa nếu thua, có thể sẽ thua rất thảm.

Nguyên tắc chiến thuật của Lenovo là: phải đánh trúng chứ không đánh mơ hồ, không phạm sai lầm trong cải cách, không làm sản phẩm gây hại môi trường, không kiếm tiền những dự án thiếu tính bền vững, không đứng núi này trông núi nọ, ăn thì lựa cơm gắp mắm, ăn trông nồi ngồi trông hướng.

Phải ra sức đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp

Cần quán triệt văn hóa doanh nghiệp: Trước tiên ban lãnh đạo phải thống nhất nhận thức, phải thống nhất giá trị quan cốt lõi và phương pháp luận trong mọi vấn đề. Thứ hai phải kết hợp với nghiệp vụ, đưa văn hóa doanh nghiệp dung hòa vào kinh doanh. Thứ ba là người lãnh đạo phải đi đầu làm gương, đây không chỉ là phương pháp tốt nhất mà còn là phương pháp duy nhất để thuyết phục người khác.

Văn hóa doanh nghiệp phải ra sức đẩy mạnh khâu tuyên truyền và quán triệt, nếu không sẽ trở thành hình thức với những câu khẩu hiệu trên tường. Có 3 điểm quan trọng: (1) Đề xuất ra, (2) ngày ngày giảng giải, (3) tự mình dốc sức thi hành, thưởng phạt nghiêm minh.

(1) Đề xuất ra: phải đề ra rõ ràng chính xác những giá trị quan cốt lõi, đồng thời phân tích lý giải ở góc độ dễ hiểu và thực hiện chúng.

(2) Ngày ngày giảng giải: Giảng giải và ứng dụng. Nhà sáng lập phải lấy mình làm gương, yêu cầu cán bộ các cấp lấy giá trị quan làm tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá vấn đề, thật sự ứng dụng giá trị quan vào trong công việc. Phải thường xuyên tuyên truyền, dán trong công ty, thể hiện trong văn bản của công ty.

(3) Tự mình dốc sức thi hành: Hầu như lãnh đạo nào cũng sẽ gặp phải vấn đề kết nối và truyền đạt thông tin trong tổ chức, hơn nữa luôn xảy ra ở những vấn đề tốn công mất sức giải quyết mà vẫn không xong.

Một số lãnh đạo chọn cách “mỗi tuần một thư”, thực hiện việc kết nối truyền dẫn thông tin hiệu quả, nâng cao hiệu quả và năng suất của tổ chức. Nội dung kết nối có thể bao gồm những mặt sau:

Doanh nghiệp và lãnh đạo đang làm gì: Phải để cho nội bộ doanh nghiệp biết lãnh đạo đang làm gì, như vậy nhân viên càng dễ phối hợp công việc với lãnh đạo.

Doanh nghiệp và lãnh đạo đã làm gì: Thành tựu đã đạt được có tác dụng rất lớn với niềm tin và sự kỳ vọng của nhân viên. Niềm tin của nhân viên càng mạnh, kỳ vọng càng cao, thì những khó khăn trong chấp hành văn hóa doanh nghiệp càng dễ được giải quyết.

Doanh nghiệp và lãnh đạo làm thế nào: Việc quảng bá không chỉ có lợi cho việc hình thành uy tín của lãnh đạo, thúc đẩy việc thực hiện văn hóa, mà quan trọng hơn là có lợi cho việc tạo lập thói quen văn hóa. Một khi thói quen văn hóa trở thành nhận thức chung của doanh nghiệp, năng suất của cả tổ chức sẽ được nâng lên rõ rệt.

Tương lai phải làm gì cũng như hiệu quả mục tiêu: khiến nhiều người mong muốn và biết được đồng hành với lãnh đạo doanh nghiệp như thế nào, để cùng nhau thực hiện mục tiêu phát triển của tổ chức.

💡
Tóm lại, văn hoá doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nó giúp gắn kết các thành viên, thúc đẩy các thành viên nỗ lực tiến lên vì mục đích chung, thu hút và giữ chân nhân tài, giúp đoàn kết cùng nhau vượt qua những thời khắc gian khó mà chắc chắn doanh nghiệp nào cũng sẽ gặp phải trên con đường phát triển.

Nguồn: Tổng hợp từ sách